Giỏ hàng

BAO BÌ MỸ PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG

Những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã cũng như thành phần hoạt chất, một trong yếu tố thúc đẩy sự phát triển ấy là lớp vỏ ngoài hay nói cách khác, chính là bao bì mỹ phẩm

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG

Mỹ phẩm sau khi được sản xuất tại các nhà máy, chất lượng phải được đảm bảo dưới những điều kiện môi trường khác nhau như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, vi sinh vật… trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Ngoài ra, cần có sự tương thích giữa bao bì và thành phần bên trong, chất lượng và tính an toàn phải được đảm bảo. Vì vậy, đòi hỏi bao bì phải có những đặc tính cần thiết, đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng.


Để đảm bảo chất lượng thành phần bên trong, bao bì mỹ phẩm cần phải:

  • Tránh ánh sáng: các tia tử ngoại – khả kiến có khả năng xuyên qua (nếu lớp vỏ chứa trong suốt hoặc bán trong suốt) gây phân hủy hoặc biến đổi hoạt chất, thay đổi màu sắc, mùi của mỹ phẩm. Do đó, các chất tạo màu và các chất hấp thu tia UV thường được tích hợp trong các bao bì sản phẩm.
  • Tránh thấm: một số bao bì nhựa khi để lâu, mỹ phẩm chứa bên trong có thể thấm ra ngoài (mùi hương) hoặc oxy không khí thấm vào trong, làm ảnh hưởng chất lượng. Mức độ thấm phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng, độ dày, thành phần và điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng bao bì nhựa cho các loại mỹ phẩm có khả năng thấm.
  • Tránh gây tương tác thành phần bên trong: bao bì như thủy tinh kiềm có thể tác động gây biến đổi pH, lắng, phân hủy hoạt chất trong mỹ phẩm. Do đó, nên cân nhắc chọn thủy tinh có mực độ kiềm rửa giải thấp.

VẬT LIỆU SẢN XUẤT

Vật liệu dùng để sản xuất các loại bao bì mỹ phẩm thường rất đa dạng về thành phần chủng loại cũng như chất lượng, tùy thuộc vào loại mỹ phẩm và giá trị thẩm mỹ mà nhà sản xuất muốn hướng đến. Có loại vật liệu chính thường gặp là: nhựa, thủy tinh và kim loại.

Nhựa

Nhựa được sử dụng rộng rãi bởi sự đa dạng về hình dáng, màu sắc, dễ chế biến cũng như dồi dào về số lượng. Nhựa được chia làm 2 loại: nhựa nhiệt rắn và nhựa nhiệt dẻo, tùy mục đích sử dụng mà ta lựa chọn loại nhựa phù hợp.

  • Nhựa nhiệt rắn: giữ nguyên hình dạng khi gia nhiệt lần 2, khi đun với nhiệt lượng quá cao, hệ thống liên kết sẽ bị đứt gãy, phá hủy kết cấu không hồi phục.
  • Nhựa nhiệt dẻo: khi đun sẽ chảy thành dạng lỏng, nguội lại sẽ chuyển thành thể rắn, quá trình trên có thể lặp đi lặp lại mà không ảnh hưởng kết cấu nhựa. Do đó, vật liệu này linh động trong việc chế tạo thành các hình dạng khác nhau.

Thủy tinh

– Thủy tinh Natri: thành phần gồm: silic oxyd, canxi oxyd, natri oxyd, một lượng nhỏ magie và nhôm oxyd. Màu sắc được tạo ra bằng cách pha trộn keo kim loại và oxyd kim loại. Thường được sử dụng để sản xuất chai thủy tinh trong suốt chứa lotion.

– Thủy tinh kali: thành phần gồm: silic oxyd, chì oxyd và kali oxyd. Hàm lượng chì oxyd càng cao thì khả năng trong suốt cũng như chỉ số khúc xạ càng lớn. Thường được dùng để sản xuất chai đựng nước hoa cao cấp.

– Thủy tinh đục: thành phần chứa các loại tinh thể không màu (natri silicofluorid). Những tinh thể này giúp phản chiếu ánh sáng làm kính có màu trắng đục.


Danh mục tin tức

Từ khóa

0968213058
Facebook Youtube Top